Hợp tác vì một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo bền vững
Trong bối cảnh chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo đang là ưu tiên trọng tâm của Việt Nam, việc kết nối giữa thể chế, tri thức và năng lực triển khai trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mô hình hợp tác "Ba Nhà" – Nhà nước, Nhà trường và Doanh nghiệp – được xem là nền tảng để xây dựng một hệ sinh thái đổi mới hiệu quả, thực chất và bền vững. 3 bên vận hành theo nguyên tắc "cùng thiết kế – cùng triển khai – cùng chia sẻ giá trị. Các bên cùng nhau tham gia xây dựng mục tiêu nghiên cứu, đồng thời chia sẻ lợi ích tài chính từ kết quả ứng dụng. Khi "tam giác chiến lược" vận hành hiệu quả, quốc gia sẽ có cơ hội "đi tắt, đón đầu", thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và vươn lên mạnh mẽ
Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB, nhấn mạnh: "Hai nghị quyết tuy hướng tới những mục tiêu khác nhau đều cùng khẳng định một điều: đổi mới sáng tạo chỉ thật sự đi vào chiều sâu khi được đặt trong một hệ sinh thái có sự kết nối chặt chẽ giữa chính sách, tri thức và hành động. Với ACB, hợp tác với đại học không chỉ là chiến lược phát triển nguồn lực, mà còn là cách chúng tôi góp phần thúc đẩy một tương lai bền vững cho nền kinh tế và xã hội."
Theo đó, ngân hàng không chỉ 'đặt hàng' nguồn nhân lực, mà cùng 'đồng thiết kế' giải pháp với nhà trường; không chỉ tiếp nhận tri thức, mà còn đóng góp kinh nghiệm từ thực tiễn doanh nghiệp.
"Đây là sự kết hợp giữa tư duy học thuật và năng lực hành động, giữa 'vì sao' và 'làm thế nào'," ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB phát biểu.
Ba trụ cột hợp tác giữa ACB và ĐHQG TP.HCM
Trên cơ sở thỏa thuận được ký kết, ACB và ĐHQG TP.HCM sẽ cùng triển khai nhiều chương trình hành động cụ thể xoay quanh ba định hướng lớn:
1. Thúc đẩy tiếp cận tài chính cho giáo dục và khởi nghiệp: Phát triển các sản phẩm tài chính hỗ trợ sinh viên, học viên sau đại học và các doanh nghiệp khởi nghiệp – đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh và bền vững.
2. Tăng tốc chuyển đổi số trong tài chính: Hợp tác nghiên cứu và phát triển các giải pháp ngân hàng số, fintech, AI nhằm ứng dụng thực tiễn trong ngành tài chính – ngân hàng và các lĩnh vực liên quan.
3. Ươm tạo sáng kiến, nuôi dưỡng tài năng trẻ: Tài trợ, đồng tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp, nghiên cứu ứng dụng ESG và các chương trình học qua trải nghiệm như "School-in-Factory", "Learning by Doing", giúp sinh viên tiếp cận thực tiễn và trưởng thành qua hành trình tạo ra giá trị.
Song song với hợp tác học thuật, ACB cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào phát triển con người – từ bên trong tổ chức đến cộng đồng. Các chương trình như The Next Banker hay gói tài chính 50 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên khó khăn là minh chứng cho cam kết lâu dài của ACB trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – vốn là điều kiện đủ cho một nền kinh tế phát triển bền vững.
Việc ký kết hôm nay không chỉ là một cột mốc hợp tác giữa ACB và ĐHQG TP.HCM, mà còn thể hiện rõ vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong quá trình kết nối chiến lược quốc gia với hành động thực tiễn. ACB kỳ vọng từ nền tảng này sẽ hình thành một hệ sinh thái đổi mới sâu rộng – nơi Nhà nước hoạch định chiến lược, Nhà trường dẫn dắt tri thức và Doanh nghiệp là động lực triển khai.
Không chỉ dừng lại ở hợp tác học thuật, ACB cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai Nghị quyết 68 với gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp cùng các giải pháp trong chuyển đổi số, phát triển bền vững và mở rộng thị phần.
Để tìm hiểu chi tiết về các chương trình,, khách hàng vui lòng truy cập website acb.com.vn hoặc đến các Chi nhánh/Phòng giao dịch ACB gần nhất hoặc Contact Center 24/7: 028 38 247 247.