Quảng cáo #23

Ngành dược phẩm chạm mốc 16 tỷ USD, lĩnh vực tự chăm sóc đón sóng cơ hội

Ngành chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng tại Việt Nam đang tái định hình do hành vi tiêu dùng thay đổi sau đại dịch. Với quy mô thị trường dự kiến đạt 16 tỷ USD vào 2026, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và tập đoàn dược phẩm toàn cầu.

Tiềm năng thị trường dược phẩm Việt Nam dự kiến đạt 16 tỷ USD năm tới

Xu hướng tự chăm sóc sức khỏe vốn đã được nhen nhóm từ trước đại dịch hiện đang thực sự bùng nổ với quy mô toàn cầu. Người tiêu dùng ngày nay không còn chờ đợi đến khi bị bệnh mới tìm đến thuốc men. Họ tìm kiếm sự chuẩn bị, phòng ngừa và nâng cao thể trạng ngay từ những dấu hiệu đầu tiên – mở đường cho sự tăng trưởng vượt bậc của các ngành hàng OTC (thuốc không kê đơn) và VMS (vitamin, khoáng chất, thực phẩm bổ sung) - hai mảng lớn nhất của ngành chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng.

Theo báo cáo mới nhất từ Euromonitor International, OTC và VMS, hai lĩnh vực đứng đầu ngành chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng toàn cầu được dự báo sẽ đạt 163,1 tỷ USD vào năm 2029. Trong đó, khu vực Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất.

Riêng tại Việt Nam, thị trường dược phẩm lớn thứ hai khu vực Đông Nam Á, theo dự báo của Fitch solutions sẽ tăng gấp đôi từ 7,7 tỷ USD năm 2023 lên 16,1 tỷ USD năm 2026. Báo cáo cũng chỉ ra động lực tăng trưởng bền vững đến từ yếu tố chính là chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc gia tăng nhờ thu nhập của người dân cải thiện và nhu cầu quan tâm tới sức khỏe ngày càng cao của nhóm người cao tuổi, người trẻ theo đuổi lối sống lành mạnh.

Đơn cử tại hai thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM, ngày càng nhiều người đến đây để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn và môi trường sống tốt hơn. Điều này kéo theo nhu cầu tiêu dùng dược phẩm ngày càng cao. Minh chứng là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như thực phẩm chức năng và bổ sung vitamin đã tăng vọt trong 2 năm gần đây, đánh dấu sự thay đổi trong hành i mua sắm của người Việt với các giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động.

Ngoài ra, thuốc OTC đang chiếm 23,6% tổng doanh thu dược phẩm, tương đương khoảng 2,2 tỷ USD vào năm 2024 và hiện chưa có dấu hiệu chững lại khi tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đang nhanh nhất thế giới. Đây là cơ hội rất lớn dành cho các thương hiệu dược phẩm có tầm nhìn chiến lược, không ngại thay đổi và theo đuổi giá trị bền vững trong ngành chăm sóc sức khỏe.

Opella Việt Nam đón đầu làn sóng tự chăm sóc sức khỏe

Giữa bối cảnh thị trường dược phẩm đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ cùng sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tái cấu trúc, đẩy mạnh đổi mới sản phẩm và đầu tư vào công nghệ nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng. Trong dòng chảy đó, Opella - tiền thân là mảng chăm sóc sức khỏe thuộc Tập đoàn Sanofi đã tách ra độc lập, bắt đầu hành trình tự chủ để hoạt động, tinh giản hóa, theo đuổi sứ mệnh nhất quán - "Health in Your Hands" - "Sức khỏe trong tầm tay bạn, thông qua tự chăm sóc sức khỏe đơn giản vốn dĩ là vậy".

Lý giải về việc lựa chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm trong bức tranh Opella toàn cầu, bà Valentina Belcheva, Tổng Giám đốc Opella tại Việt Nam và Campuchia, khẳng định: "Việt Nam là thị trường tiềm năng, không chỉ vì quy mô dân số 100 triệu người, mà còn bởi mức độ sẵn sàng tiếp cận các giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động. Với vị thế của một doanh nghiệp hoạt động hơn 70 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chúng tôi luôn mong muốn xây dựng và đóng góp nhiều giá trị hơn cho người Việt, giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khỏe mạnh hơn".

Ngành dược phẩm chạm mốc 16 tỷ USD, lĩnh vực tự chăm sóc đón sóng cơ hội- Ảnh 1.

Bà Valentina Belcheva – Tổng Giám đốc Opella tại Việt Nam và Campuchia

Tại Việt Nam, Opella là một trong số ít đơn vị sở hữu hệ sinh thái vận hành khép kín từ sản xuất, nghiên cứu – phát triển (R&D) đến phân phối. Doanh nghiệp còn sở hữu nhà máy tại TP.HCM đạt chuẩn quốc tế GMP-WHO, được chứng nhận bởi TGA (Úc) và MFDS (Hàn Quốc). Đáng chú ý, Opella Việt Nam hiện là thành viên của tập đoàn tại Châu Á có trung tâm R&D, đóng vai trò chiến lược kép: vừa phục vụ thị trường nội địa, vừa là nền tảng cho hoạt động xuất khẩu khu vực, cung ứng cho 13 quốc gia như Úc, Hàn Quốc, Philippine, Indonesia, Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, v.v.. . Theo báo cáo IQVIA quý IV/2024, Opella là thương hiệu đứng đầu Việt Nam mảng OTC.

Không dừng ở đó, Opella đang tăng tốc chuyển đổi số bằng cách ứng dụng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) để cá nhân hóa giải pháp chăm sóc sức khỏe. Đây là bước đi chiến lược giúp thương hiệu đáp ứng hành vi tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng nhằm tái khẳng định tầm nhìn trở thành công ty tốt nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ người tiêu dùng nhanh (FMCH) tại Việt Nam và vì Việt Nam. Hiện tại, doanh nghiệp tập trung triển khai các giải pháp số hóa trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nghiên cứu, tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Công nghệ QR code, hệ thống nhận diện điện tử và quản lý dữ liệu người dùng được áp dụng để tăng tính minh bạch, nâng cao trải nghiệm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Ngành dược phẩm chạm mốc 16 tỷ USD, lĩnh vực tự chăm sóc đón sóng cơ hội- Ảnh 2.

Nhà máy của Opella đạt chuẩn GMP-WHO quốc tế

"Opella Việt Nam đang kết nối với các đối tác chiến lược để thực hiện lời hứa giúp cộng đồng khỏe mạnh hơn. Mục tiêu của chúng tôi là đưa sản phẩm đến gần người dân, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi, giúp họ tiếp cận kiến thức chăm sóc sức khỏe một cách chủ động không chỉ trong việc mua bán mà còn qua hoạt động giáo dục, tư vấn và truyền thông", bà Valentina Belcheva cho biết thêm.

Với nền tảng toàn diện từ sản xuất, nghiên cứu, phân phối, chuyển đổi số, cùng với đội ngũ giàu kinh nghiệm tại Việt Nam, Opella kỳ vọng làm mới cách người Việt chăm sóc sức khỏe, hướng đến sự đơn giản, chủ động và khoa học. Đây là thời điểm mà cuộc đua trong ngành chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng không chỉ là về tốc độ mở rộng, mà còn là về chiều sâu chiến lược và cam kết phát triển bền vững – nơi người tiêu dùng sẽ là người hưởng lợi lớn nhất.