Quảng cáo #23

Từ trào lưu giả Jollibee, Gen Z nên cẩn thận khi trò đùa "vượt mức pickleball"

Nền tảng TikTok thời gian qua xuất hiện hàng loạt tài khoản giả mạo thương hiệu gà rán Jollibee Việt Nam cùng những phát ngôn hài hước. Tuy nhiên, bên cạnh tính chất giải trí, người dùng mạng xã hội cũng cần nhận thức về hậu quả khôn lường của những “trò đùa quá trớn” này.
Từ trào lưu giả Jollibee, Gen Z nên cẩn thận khi trò đùa "vượt mức pickleball"- Ảnh 1.

Lướt TikTok dạo gần đây, dân tình bắt gặp hàng chục, hàng trăm tài khoản “đạo” các hãng gà rán nổi tiếng tại Việt Nam như Jollibee, KFC, Lotteria, Texas... Tên gọi của các tài khoản cũng này được biến hóa vô cùng khôn lường và đa dạng để không bị trộn lẫn.

Công thức được sử dụng nhiều nhất là “Jollibee” + tên địa phương như: Jollibee Biên Hòa, Jollibee Bình Dương... khiến nhiều người lầm tưởng đây là chiêu thức quảng bá mới của doanh nghiệp.

Các tài khoản giả mạo này chủ yếu được tạo ra để gây cười, châm chọc lẫn nhau bên dưới phần bình luận video của người dùng TikTok. Đôi khi những câu nói này cũng có lúc đi quá giới hạn, làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu: “Mấy ông già sao bằng các con ong này được”, “thân chưa mà giỡn vậy” ,... Ngoài ra, các hãng pizza , nhà thuốc, máy bay... cũng bị trò đùa này “lôi vào cuộc”.

Tình trạng giả mạo đáng báo động

Không thể phủ nhận rằng trào lưu này đã đem đến tiếng cười cho netizen Việt, tuy nhiên, đây cũng là hành vi giả mạo đáng lên án. Trước hết, tình trạng đùa giỡn quá khích này không chỉ đem lại tác động tiêu cực đến thương hiệu Jollibee Việt Nam mà còn nhiều nhãn hàng khác.

Anh Lê Minh Tâm ( founder TGM Media, từng là CMO Vinalink Media, Founder Bich Ngoc Optical) cho rằng: “Hài hước có thể trở thành… vô duyên nếu thiếu sự tiết chế. Trong quá khứ, có thương hiệu đã vướng vào khủng hoảng truyền thông, phải công khai xin lỗi vì nội dung tưởng 'bắt trend' nhưng lại vô tình đùa cợt trên nỗi đau xã hội hoặc sự kiện nhạy cảm. Ví dụ, một chuỗi đồ ăn nhanh quốc tế từng đưa ra thông điệp gây tranh cãi trên app giao hàng trong vụ Mèo Béo ở Trung Quốc".

"Trong khi vẫn duy trì được tính trẻ trung, vui vẻ để kết nối với giới trẻ, các thương hiệu cần đặt ra giới hạn và nguyên tắc rõ ràng cho đội ngũ sáng tạo nội dung. Mọi nội dung đăng tải không chỉ phải hài hước mà còn phải có trách nhiệm, kiểm soát kỹ rủi ro về cảm xúc và nhận thức xã hội.” - anh Tâm bày tỏ.

Từ trào lưu giả Jollibee, Gen Z nên cẩn thận khi trò đùa "vượt mức pickleball"- Ảnh 2.

Từ trào lưu giả Jollibee, Gen Z nên cẩn thận khi trò đùa "vượt mức pickleball"- Ảnh 3.

Từ trào lưu giả Jollibee, Gen Z nên cẩn thận khi trò đùa "vượt mức pickleball"- Ảnh 4.

Đứng trước rủi ro, các nhãn hàng đã đồng loạt lên tiếng cảnh cáo những tài khoản giả mạo.

Ngoài ra, việc tạo tài khoản giả mạo, phát ngôn cợt nhả hay lan truyền thông tin sai sự thật còn được xem là hành vi vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng do ứng dụng TikTok đặt ra, khiến không gian mạng trở nên độc hại, kém lành mạnh.

Cẩn thận với trò đùa "quá trớn" trên mạng xã hội

Sự việc trên cũng là dịp để netizen nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân khi tham gia các nền tảng mạng xã hội. Đầu tiên, cá nhân mỗi người dùng cần phải chủ động, tích cực tìm hiểu về quy định, tiêu chuẩn các nền mạng xã hội đặt ra để không vi phạm và dẫn đến những phát ngôn vô duyên, khiếm nhã.

Từ trào lưu giả Jollibee, Gen Z nên cẩn thận khi trò đùa "vượt mức pickleball"- Ảnh 5.

Những trò đùa nếu không kiểm soát sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến nhãn hàng.

Không chỉ nắm rõ các chính sách, người dùng cần ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định mà TikTok đặt ra. Tạo “ content ” (nội dung), tiếng cười trên không gian mạng là điều tích cực, nhưng cũng cần biết giới hạn, biết dừng lại đúng lúc để hành vi của mình không trở nên sai lệch.

Ngoài ra, cư dân mạng cũng cần mạnh mẽ lên án, tố cáo các hành vi vi phạm để góp phần xây dựng một “thế giới ảo” thêm phát triển tích cực.