Quảng cáo #23

Phải nhờ công nghệ ngoại nhưng quyết không phải Trung Quốc, siêu cường số 1 thế giới làm đường sắt cao tốc đầu tiên 12 tỷ USD, công nghệ nào được chốt?

Đường sắt cao tốc đầu tiên của Mỹ đã chốt công nghệ gì?

Theo CNBC, Mỹ đã khởi công xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc mới nối Nam California và Las Vegas. Hệ thống Brightline West này sẽ có vận tốc trung bình khoảng 185km/h, có thể đạt vận tốc tối đa khoảng 321km/h, trị giá 12 tỷ USD.

Brightline West đặt mục tiêu đi vào hoạt động vào năm 2028, năm Los Angeles đăng cai Thế vận hội mùa Hè. Chuyến tàu sẽ chở hành khách từ Nam California đến Las Vegas trong khoảng 2 giờ, bằng khoảng một nửa thời gian lái xe.

Dự án này dự kiến sẽ có tác động kinh tế hơn 10 tỷ USD và tạo ra hơn 35.000 việc làm ở Nevada và California trong quá trình xây dựng. Dự kiến tuyến đường sắt cao tốc này sẽ vận chuyển 11 triệu hành khách/chiều/năm và giá vé tương đương giá vé máy bay. Tàu sẽ có cả phòng nghỉ, wifi, cung cấp dịch vụ ăn uống…

Phát biểu tại khu vực sẽ là nhà ga đường sắt cao tốc đầu tiên tại phía Nam Las Vegas, Bộ trưởng Bộ Giao thông Mỹ Pete Buttigieg cho biết: "Chúng ta đã mơ về một đường sắt cao tốc tại Mỹ trong hàng chục năm qua và bây giờ giấc mơ này dần trở thành hiện thực".

Theo trang thông tin Brightline West, Mỹ đã chọn công nghệ tàu cao tốc của Đức thay vì công nghệ tàu cao tốc hiện đại của Trung Quốc hay Pháp. Cụ thể, vào 9/9/2024, các lãnh đạo của Brightline West đã cùng đại diện chính phủ Mỹ và ban lãnh đạo Siemens Mobility (Đức) công bố rằng cơ sở sản xuất tàu cao tốc đầu tiên của Hoa Kỳ sẽ được xây dựng tại bang New York.

Địa điểm được chọn ở Horseheads sẽ chuyên sản xuất các đoàn tàu cao tốc đầu tiên của quốc gia, cụ thể là dòng American Pioneer 220 (AP220), phục vụ tuyến Brightline West, kết nối Las Vegas với Nam California. Việc sản xuất tại cơ sở này dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2026.

Brightline West đã chọn Siemens Mobility là nhà thầu ưu tiên sau một quy trình đấu thầu cạnh tranh kéo dài nhiều năm giữa nhiều đối thủ toàn cầu từ Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản... Việc lựa chọn dựa trên các tiêu chí cụ thể bao gồm giá cả, tiến độ sản xuất, hiệu suất đoàn tàu (tốc độ, thời gian di chuyển), tuân thủ ADA, tiện nghi cho hành khách và tổng sức chứa. Các đoàn tàu sẽ được sản xuất tuân thủ đầy đủ quy định “Buy America” (Ưu tiên hàng sản xuất trong nước Mỹ).

Theo đó, dòng tàu AP220 sẽ là đoàn tàu cao tốc thực thụ đầu tiên được sản xuất tại Hoa Kỳ, được thiết kế để hoạt động ở tốc độ lên đến 220 dặm/giờ (khoảng 354 km/h). Hệ thống động lực, khối lượng nhẹ và thiết kế khí động học giúp nó hiệu quả hơn các loại tàu cao tốc khác. AP220 có thân tàu siêu rộng, mang lại sự thoải mái vượt trội cho hành khách và được thiết kế để trở thành đoàn tàu dễ tiếp cận nhất trên thị trường, cho phép hành khách ngồi xe lăn di chuyển dễ dàng giữa các toa.

Về công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc của Đức, nổi tiếng với hệ thống ICE, các tàu ICE có thiết kế khí động học tiên tiến, giúp giảm lực cản và tiêu thụ năng lượng, tăng cường hiệu suất vận hành. Cùng với đó, Đức sử dụng hệ thống kiểm soát tàu tự động tiêu chuẩn châu Âu ETCS. Hệ thống này giám sát liên tục vị trí, tốc độ của tàu, có thể can thiệp để giảm tốc độ hoặc dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp. Nhờ có hệ thống tự động hóa, người lái tàu chỉ can thiệp trong trường hợp trục trặc hoặc bất thường, phương tiện tự khởi động, tăng tốc, phanh và dừng lại.

Không chỉ vậy, hệ thống thông tin liên lạc đặc biệt dành cho đường sắt cao tốc, đảm bảo liên lạc liên tục và tin cậy giữa tàu và trung tâm điều hành được cải tiến liên tục. Một số tuyến đường sắt cao tốc ở Đức sử dụng công nghệ CBTC, cho phép giám sát và điều khiển tàu một cách tự động, tăng cường độ an toàn và hiệu quả.